blog-thumb

1. Trung Thành

Trung thành là đặc tính nổi bật của các Thiên Thần, họ luôn trung thành với Thiên Chúa ngay từ đầu, do đó đặc tính này làm nền tảng cho các thành viên của linh đạo sứ vụ của các Thiên Thần. Trung thành với Thiên Chúa, với Hội Thánh, với Đức Thánh Cha, với các Giám Mục và với các linh mục, hơn nữa chúng ta còn phải trung thành với những gì chúng ta đã cam kết trong cuộc sống. Việc làm này đòi hỏi kỷ luật cá nhân cao để tránh gây ra những lời nói và tư tưởng phê phán hoặc gây chia rẽ (Mt 7:1-5).

Đặc tính trung thành được tìm thấy trong niềm tin và ơn can đảm, ai trung thành cho đến cùng thì phần thưởng là Thiên Đàng: “Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống.” (Kh 2:10; Mt 25:21-23).

2. Khiêm nhường

Khiêm nhường khởi đi từ lòng yêu mến thờ lạy Thiên Chúa (GLCHTCG 2628), là tin tưởng nơi Chúa như trẻ thơ tin yêu mẹ mình. Khiêm nhường còn thể hiện tràn đầy qua phuc vụ vô vị lợi, như là “Adsum” (“Here I am – I am ready”), thậm chí khiêm nhượng trong cả bất công và thử thách. Nhân đức khiêm nhường là ân thưởng của Thiên Chúa, giúp chúng ta vượt qua những ghen tương và đố kỵ, giúp chúng ta chống lại sự kiêu ngạo và khiêm nhường làm cho chúng ta thoát khỏi một tâm hồn nguội lạnh khô khan. Đức Giê-su đã từng nói: “Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23:12; Lc 14:11; 18:14). Khiêm nhường luôn là bạn đường vui vẻ trong phục vụ và giúp đỡ tha nhân bằng niền tin và can đảm, bởi vì thái độ tin tưởng luôn xuất phát từ một tâm hồn trong trắng đơn sơ như trẻ nhỏ và không màng lợi ích cho riêng mình.

3. Vâng phục

Vâng phục phải được trao dồi trong ơn của Chúa Thánh Thần. Giống như các Thiên Thần, đôi cánh của các Thiên Thần là tượng trưng cho sự vâng phục của họ với Thiên Chúa: (Tv 103:20; Dt 1:7). Các Thiên Thần giúp đỡ chúng ta vâng phục trong yêu mến không phẫn nộ hay chần chừ. Các Thiên Thần dạy chúng ta là: vâng phục thánh là bắt đầu và kết thúc khi con người để cho Thiên Chúa hoạt động trong tư tưởng và hành động của mình. Đức vâng phục sẽ nối kết với Đức khiêm nhường giúp chúng ta hoạt động chỉ vì lòng mến mà thôi.

4. Đức ái

Trước hết, hãy để lòng mến lớn lên trong tâm hồn, nghĩa là đức mến bao hàm sự thánh hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, tận hiến cho Đức Maria, cho Thánh giá và hiệp thông trong Thánh lễ. Toàn bộ đời sống của chúng ta và mọi việc chúng ta làm là vì lòng mến Thiên Chúa nồng nàn. Hãy bắt đầu với tư tưởng thấm nhuần tình Chúa rồi sau đó lòng mến sẽ lưu lai trong tâm hồn từ đó phát sinh lời nói và việc làm đầy tràn lòng mến Chúa và tha nhân. Lòng mến sẽ là cuội nguồi phát sinh mọi hành động tốt đẹp, người đó sẽ yêu mến Thiên Chúa hết cả tâm hồn và trí khôn. Lòng mến phát sinh sự cảm thông chia sẻ, nhân hậu, hy sinh… “ Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không tự đắc…Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cr 13:4-7)

5. Thinh lặng

Dưới sự hướng dẫn của các Thiên Thần chúng ta học được sự thinh lặng (nhân đức thinh lặng thánh) mà thinh lặng thánh phát sinh từ một tâm hồn thanh thản luôn kết hợp với Chúa. Hành trình thinh lặng vượt qua thời gian hiện tại, gỡ bỏ những bụi bặm trần đời, những thói quen mà linh hồn thường quyến luyến đễ tâm hồn tự do đi tìm Thiên Chúa. Thinh lặng nôi tâm làm cho linh hồn nhạy cảm với tiếng nói của Thiên Chúa và tiếp nhận hương vị ngọt ngào của tình yêu Thiên Chúa cũng như ân sủng của Người trao tặng.

6. Tiết độ

Trong thời đại của chúng ta thường có xu hướng nghiên về vật chất quá mức làm cho chúng ta dễ sa ngã vào cạm bẫy của thần xấu. Đặc tính thứ sáu trong linh đạo sứ vụ của các Thiên Thần lại đề cao về sự tiết chế trong cuộc sống của mỗi người. Tiết chế phải được bắt đầu một cách có trật tự trong cuộc sống riêng của mỗi người. Như là chúng ta phải biết kiềm chế tư tưởng ham muốn của chúng ta, không cho phép tư tưởng trượt theo những đam mê hão huyền về vật chất, những mối thù hận, những lời nói chê bai chỉ trích… sẽ làm cho tâm trí của chúng ta lu mờ trước những mối nguy hại này và dẫn chúng ta đến tham vọng vô bờ bến. Trong tiết chế, chúng ta phải biết cân đối lời nói, tư tưởng và hành động, giữ tâm trí sáng sủa trước sự hà tiện cũng như tư tưởng hưởng thụ ích kỷ cho riêng mình. Tuy nhiên, tiết chế biểu lộ tính đơn sơ, thông cảm, nhân ái với mọi người, đặc biệt sẽ dẫn chúng ta đến với sự khó nghèo thật của Đức Giê-su. Tiết độ còn thể hiện lòng mến yêu Thiên Chúa và tha nhân, mặt khác tiết độ còn làm nền móng cơ bản cho sự thanh khiết, cho sự thanh bình và cho sự thánh thiện.

7. Noi ngươi Đức Maria

Đức Maria là nữ vương các Thiên Thần. Mẹ cưu mang chúng ta như những trẻ thơ trong lòng của Mẹ và chúng ta tin tưởng phó thác đời sống chúng ta cho Mẹ. Trong mọi thử thách của biến cố cuộc đời. Mẹ luôn là trạng sư, là cố vấn tinh thần nội tâm cho mỗi người. Học nơi Mẹ hai tiếng “Xin Vâng”, vì Mẹ là mẫu gương trong vâng phục cho mọi người. Mẹ là nữ vương các Thiên Thần, vì chính Mẹ với đôi bàn tay đầy tràn tình yêu của Thiên Chúa luôn tháo cởi những nút thắt khó khăn trong cuôc sống cho chúng ta. Mẹ là người mở cửa tâm hồn cho chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, noi gương Mẹ, chúng ta sống Tin-Yêu-Phục vụ Thiên Chúa bằng chính đời sống hằng ngày của mình.